Quantcast
Channel: NET88MAX.COM
Viewing all articles
Browse latest Browse all 682

Hạn chế người lao động đi – về giữa Đồng Nai và vùng đang có dịch bệnh

$
0
0

Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh Covid-19 (BN 11669, ngụ tại Bình Dương, làm việc tại TP. HCM) từng đến siêu thị Big C Đồng Nai, TP. Biên Hòa trong 2 ngày 14-16 /6 bản chỉ đạo phòng chống dịch CDC Đồng Nai đã thực hiện phun khử khuẩn các địa điểm mà F0 này từng ghé qua. Ngoài ra, hàng ngàn người dân ở phường Long Bình Tân chiều nay đã đến trạm y tế để khai báo y tế.

han-che-nguoi-lao-dong-di-ve-giua-dong-nai-va-vung-dang-co-dich-benh

UBND tỉnh Đồng Nai khuyến khích doanh nghiệp bố trí cho người lao động ăn, ở, làm việc tại công ty để phòng dịch Covid-19 theo đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai về việc thực hiện phương án cho 3 doanh nghiệp: Công ty TNHH Sơn Ocean (Việt Nam) đóng tại khu công nghiệp Long Thành, H.Long Thành; Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo, khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa; Công ty cổ phần GreenFeed chi nhánh Đồng Nai, khu công nghiệp Sông Mây, H.Trảng Bom.

Trong đó có rất nhiều công nhân lao động thường trú tại TP.HCM và TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương làm việc tại các công ty trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhiều người lao động ở TX.Tân Uyên (nơi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ) làm việc tại Công ty TNHH Changshin Việt Nam (H.Vĩnh Cửu). Điều này dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh vào công ty, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh rất cao.

Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các cấp lãnh đạo. Trong đó yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27-5-2020 của Ban chỉ đạo quốc gia về hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động.

Đề nghị lãnh đạo các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trao đổi thống nhất với tổ chức Công đoàn và người lao động để có phương án bố trí người lao động làm việc phù hợp tại công ty, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, nhất là những người lao động ở các địa phương thuộc diện giãn cách xã hội. Tùy theo điều kiện của doanh nghiệp có thể bố trí cho người lao động tạm trú tại công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

Trường hợp do điều kiện mà công ty không thể bố trí cho công nhân, người lao động tạm lưu trú tại công ty, đề nghị lãnh đạo các công ty yêu cầu công nhân, người lao động hiện đang thường trú hoặc tạm trú tại các địa phương đang bùng phát dịch và thực hiện giãn cách xã hội sắp xếp thuê nhà trọ hoặc lưu trú tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, hạn chế tối đa việc đi lại hằng ngày từ vùng có dịch nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào công ty, doanh nghiệp. Trường hợp bất khả kháng, đề nghị doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải cam kết với lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch. Đồng thời, lãnh đạo công ty phối hợp với cơ quan y tế địa phương thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các đối tượng có nguy cơ cao theo quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố khẩn trương thông báo, yêu cầu những ai đã đến các địa điểm liên quan đến các ca bệnh theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, người đến/về từ TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ 0 giờ ngày 15-6 chủ động khai báo với trạm y tế nơi cư trú để được hướng dẫn các biện pháp phòng dịch.

Giao Công an tỉnh chỉ đạo các chốt kiểm soát tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt người và phương tiện về/đến Đồng Nai từ các vùng có dịch bệnh.

Trung tâm Kiểm Soát Bệnh Tật tỉnh Đồng Nai
Trụ sở chính: 807 Đ. Đồng Khởi, Khu phố 9, Phường Tân Phong, TP. Biên Hòa, Đồng Nai (Bên cạnh bệnh viện Y dược cổ truyền)
Cơ sở 2: Quốc lộ 51, KP1, phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Cơ sở 3: số 239, đường Phan Đình Phùng, phường Thanh Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 0251 3897 208

Việt Anh


Viewing all articles
Browse latest Browse all 682

Trending Articles