Hiện nay dịch vụ cho thuê lại lao động không phải thuật ngữ quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại lao động, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ra, hạn chế việc đi lại từ địa phương này đến địa phương khác, cũng gây không ít khó khăn đến các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Nhưng không phải doanh nghiệp sử dụng lao động nào cũng nắm rõ về luật cho thuê lại lao động. Dưới đây, LuatVietnam sẽ tổng hợp một số thông tin doanh nghiệp cung ứng lao động cần biết liên quan đến vấn đề này.
Doanh nghiệp cung ứng lao động cần lưu ý
1/ Cho thuê lại lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động 2019. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động (cung ứng lao động), sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
– Hoạt động cho thuê lại lao động (cung ứng lao động) là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
2/ Danh mục các công việc được cho thuê lại lao động
Danh mục 20 công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, bao gồm:
1. Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký.
2. Thư ký/Trợ lý hành chính.
3. Lễ tân.
4. Hướng dẫn du lịch.
5. Hỗ trợ bán hàng.
6. Hỗ trợ dự án.
7. Lập trình hệ thống máy sản xuất.
8. Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông.
9. Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất.
10. Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy.
11. Biên tập tài liệu.
12. Vệ sĩ/Bảo vệ.
13. Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại.
14. Xử lý các vấn đề tài chính, thuế.
15. Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô
16. Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất.
17. Lái xe.
18. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển.
19. Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí.
20. Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.
3/ Điều kiện để doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Theo Điều 54 BLLĐ năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 145/2020, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải đảm bảo các điều kiện:
1 – Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2 – Được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
Trong đó, để được cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 145:
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện: Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định; không có án tích; đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
+ Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng.
3 – Có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại.
4/ Thời hạn cho thuê lại lao động là bao lâu?
Khoản 1 Điều 53 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ:
Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
Như vậy, thời hạn tối đa cho thuê lại đối với người lao động là 12 tháng. Trong khi đó, căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định 145, thời hạn của Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tối đa là 60 tháng và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.
5/ Điều kiện để sử dụng lao động cho thuê lại
Căn cứ khoản 2 Điều 53 BLLĐ năm 2019, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau:
– Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
– Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
– Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, cũng theo khoản 3 Điều này, bên thuê lại lao động sẽ không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp:
– Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
– Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
– Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
6/ Nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động
Theo khoản 1 Điều 55 BLLĐ năm 2019, hợp đồng cho thuê lại lao động được ký kết dưới dạng văn bản giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động. Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Hợp đồng này cần đảm bảo các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật này như sau:
– Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
– Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
– Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Lưu ý: Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.
7/ Mẫu Hợp đồng lao động cập nhật mới nhất 2021
Hợp đồng lao động là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. LuatVietnam giới thiệu Mẫu Hợp đồng lao động mới nhất theo Bộ luật Lao động 2019.
Hợp đồng lao động là gì?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019:
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
Từ 01/01/2021, Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là Hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là Hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng.
Như vậy, từ 2021 sẽ không còn Hợp đồng lao động mùa vụ nữa. Người lao động và người sử dụng lao động chỉ có 02 lựa chọn như trên.
Tải về Mẫu hợp đồng cung ứng lao động
8/ Giấy phép cho thuê lại lao động
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng, giấy này được gia hạn nhiều lần và mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng. Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Nghị định 29/2019/NĐ-CP được ban hành ngày 20/03/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 05/05/2019.
Tải về giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
9/ Các trường hợp không được cho thuê lại lao động
Dù làm việc cho doanh nghiệp cho thuê lại hay doanh nghiệp thuê lại thì quyền lợi của người lao động phải luôn được đảm bảo.
Do đó, nếu xảy ra bất cứ trường hợp nào theo quy định tại Điều 21 Nghị định 29/2019/NĐ-CP thì doanh nghiệp đều không được thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động. Cụ thể:
– Doanh nghiệp cho thuê hoặc bên thuê lại đang xảy ra tranh chấp, đình công;
– Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với bên thuê lại;
– Thay thế người lao động đang thực hiện quyền đình công, quyền giải quyết tranh chấp;
– Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế;
– Không có sự đồng ý của người lao động thuê lại.
Quan hệ cho thuê lại lao động có liên quan đến ba chủ thể: doanh nghiệp cho thuê lại, doanh nghiệp thuê lại và người lao động. Chính mối quan hệ phức tạp này nên doanh nghiệp cho thuê lại tuyệt đối phải thực hiện nghiêm túc các trường hợp không được cho thuê lại nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
10/ Công ty cung ứng lao động
Công ty cung ứng lao động Hoàng Thái Đại Phát được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động số 176/2020/SĐGN chuyên cung ứng nhu cầu cho thuê lại lao động phổ thông, công nhân tại khu vực Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Dịch vụ cung ứng lao động Hoàng Thái Đại Phát luôn tuyển dụng lao động phổ thông, lao động thời vụ hàng giờ để đáp ứng lao động cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu thuê lại lao động đang thiếu trầm trọng tại các khu công nghiệp hiện nay.
Công ty cung ứng lao động Hoàng Thái Đại Phát
Trụ Sở Chính: 1297 Đường Bùi Văn Hòa, P. Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.
MST: 3603049593
Liên hệ 0337669934 (Zalo) Hotline: 0251-7306678