Quantcast
Channel: NET88MAX.COM
Viewing all articles
Browse latest Browse all 682

Đồng Nai: Hạ tầng khủng, kết nối rộng, phát triển mạnh

$
0
0

Nằm cạnh TP Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai được biết đến là tỉnh trung tâm của tam giác kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, có dân số đông nhất miền Nam (chỉ sau TP.HCM) và là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nổi tiếng. Ngoài ra, Đồng Nai còn có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, QL1A, QL20, QL51, tuyến đường sắt Bắc Nam, sân bay quốc tế Long Thành.

cao-toc-ben-luc-long-thanh
Cao tốc Bến Lức – Long Thành – Dầu Giây

Sở hữu nhiều lợi thế

Được ví như trung tâm của khu vực miền Đông Nam Bộ, Đồng Nai có các lợi thế đặc biệt về giao thông khi giáp TP.HCM qua các quận 2, 9, Thủ Đức, giáp 2 tỉnh lớn của cả nước là Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như giáp các tỉnh Bình Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng.

Kết nối với TP.HCM bằng tuyến QL1A, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cũng như các tuyến đường tỉnh lộ. Sắp tới đây còn được kết nối với TP.HCM bằng những cây cầu như cầu quận 9 vượt sông Đồng Nai nối QL51, hương lộ 2 với đường Lê Văn Việt – quận 9 vào đường vành đai 3, hay cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch với khu vực quận 2 (thay cho phà Cát Lái).

Thời gian qua, việc mở rộng xa lộ Hà Nội, xây mới đường song hành 2 bên của TP.HCM và kéo dài tuyến metro số 1 tới TP Biên Hòa cũng thuận tiện cho việc di chuyển từ TP.HCM tới Biên Hoà hay các tỉnh miền Trung, miền Bắc qua hướng này và ngược lại.

Tại khu vực Long Thành – Biên Hòa mở rộng còn được Đồng Nai quy hoạch trung tâm hành chính của tỉnh. Khu vực này được ví như trung tâm của các hệ thống đường giao thông khi có sự giao tiếp của hàng loạt các tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, QL51 và trong tương lai còn có tuyến đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu được kết nối vào tuyến đường sắt Bắc Nam.

Từ khu vực này có thể di chuyển để đến khu vực miền Trung hay các thành phố nổi tiếng Nha Trang, Bình Thuận và khu vực phía Bắc cũng qua tuyến QL1A, đặc biệt sắp tới có thể kết nối bằng tuyến cao tốc Bình Thuận khi tuyến này hoàn thành được kết nối vào tuyến cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây. Bên cạnh đó, khi tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thiện sẽ giúp kết nối Long Thành ngược về khu vực miền Tây chỉ mất 30 phút.

Cũng từ khu vực Biên Hòa mở rộng, với việc mở rộng QL51, tuyến Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sau khi hoàn thành sẽ giúp thông suốt lộ trình từ sân bay Long Thành tới thành phố biển Vũng Tàu.

Đến nay, Chính phủ cũng đang đẩy nhanh tiến độ cho sân bay quốc tế Long Thành, theo tính toán, sân bay Long Thành sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không tại khu vực Đông Nam Á. Dự kiến sau năm 2035, tổng công suất đạt 100 triệu/khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, dự kiến chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.

Tạo đà phát triển

Song song với lợi thế về giao thông, Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp lớn tập trung hàng ngàn doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam như Biên Hòa 1, 2, Amata, An Phước, Nhơn Trạch 1, 2, 3, 4, 5, 6, Long Thành, Định Quán, Gò Dầu… Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đã được Bộ Giao thông Vận tải quy hoạch 44 cảng trên 4 hệ thống sông lớn. Cụ thể, trên sông Đồng Nai được quy hoạch 9 cảng, bao gồm 6 cảng tổng hợp và 3 cảng chuyên dùng. Sông Nhà Bè cũng có 9 cảng bao gồm 3 cảng tổng hợp và 6 cảng chuyên dùng. Sông Lòng Tàu có 18 cảng, gồm 4 cảng tổng hợp, 1 cảng chuyên dùng, 1 trung tâm dịch vụ hàng hải và 12 cảng nằm trong khu vực Khu công nghiệp Ông Kèo. Hệ thống cảng trên sông Thị Vải gồm 5 cảng tổng hợp và 3 cảng chuyên dùng.

Đồng Nai còn được biết đến là địa phương có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác. Với địa hình tương đối bằng phẳng, Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Ngoài ra, địa phương còn được biết đến có các khu vực nông nghiệp rất lớn cung cấp 1 lượng lớn trái cây, rau xanh cho các khu vực lân cận.

Do nằm trong top đầu 5 tỉnh, thành trên cả nước về phát triển kinh tế nên chỉ cần kinh tế Đồng Nai tăng trưởng nhẹ cũng tác động tích cực rất lớn đến phát triển chung của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh chiếm 8% tổng kim ngạch của cả nước, thu ngân sách gấp nhiều lần các tỉnh khác.

Việc Chính phủ thông qua Khu kinh tế trọng điểm phía Nam (SKEZ) năm 1998, bao gồm TP.HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Sau hơn 15 năm, SKEZ đã đạt được những thành tựu đáng kể về mọi mặt. Đặc biệt, Đồng Nai đã nổi lên như một điểm sáng.

Đồng Nai đã xây dựng và phát triển tổng cộng 63 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn như chế biến nông sản, chế biến thực phẩm, công nghiệp cơ khí – luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử và viễn thông.

Chính vì những thuận lợi đó, thời gian qua, tại các khu vực như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành – Biên Hòa mở rộng, thị trường bất động sản những khu vực này luôn tạo những cơn “nóng sốt” hấp dẫn đặc biệt giới đầu tư cũng như các khách hàng có tầm nhìn xa. Khu vực này có lợi thế nhiều về mặt giao thông, về vị trí địa lý. Do nằm “sát nách” TP.HCM nên việc hình thành các khu đô thị cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, hàng loạt dự án bất động sản của nhiều thương hiệu nổi tiếng “trong làng” bất động sản như Hưng Thịnh, DIC, LDG, Vinacapital, Phúc Khang, Kim Oanh… được quy hoạch rất bài bản trong thời gian qua đã làm thay đổi rõ bộ mặt đô thị tạo nên những cú hích phát triển kinh tế.

Thời gian ngắn tới đây, khi mà hàng loạt các cây cầu bắc qua sông Đồng Nai kết nối TP.HCM qua các ngõ quận 9, quận 2 được hình thành, sân bay Long Thành cũng được đưa vào sử dụng thì khu vực Long Thành – Biên Hoà mở rộng sẽ được tiếp sức sẽ trở thành một đại đô thị và sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Mạnh Cường


Viewing all articles
Browse latest Browse all 682

Trending Articles